Câu chuyện về ông Phạm Văn Thắng

CÂU CHUYỆN VỀ ÔNG PHẠM VĂN THẮNG THẤM ĐẪM NÉT VĂN HÓA CAO ĐẸP VÀ TINH THẦN VÌ CON NGƯỜI (vị nhân sinh)

Ông Phạm Văn Thắng, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Khỏe Hành Tinh, là một biểu tượng của sự cống hiến và tri thức. Được tôn vinh với danh hiệu Nghệ nhân Tinh hoa Đất Việt và từng là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông cũng là nhà hoạt động nổi bật trong lĩnh vực công nghệ giải cứu môi trường toàn cầu. Ở tuổi 71, ông vẫn tráng kiện và minh mẫn, là một tấm gương sáng về tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ.

Trong bốn năm qua, ông đã dành trọn tâm huyết để tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua biểu tượng chữ KHỎE. Với sự cần mẫn và nhiệt huyết, ông đã mang tinh hoa văn hóa KHỎE đến với nhiều quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hành trình của ông không chỉ là việc truyền bá giá trị văn hóa, mà còn là việc gieo mầm nhận thức và nhận được sự kính trọng từ mọi tầng lớp xã hội trên toàn cầu.

Tuổi thơ của ông Phạm Văn Thắng gắn bó sâu đậm với dòng kênh Nông Giang ở làng Di Thành, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ ông, thuộc giai cấp công nhân Việt Nam, sống một cuộc đời giản dị và đậm đà triết lý văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc. Ông chính là kết quả kết tinh, là biểu tượng của tinh thần văn hóa ấy, trở thành niềm tự hào của gia đình và dòng họ Phạm, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với nguồn cội quê hương.

Cái nôi nuôi dưỡng ấy đã giúp ông bộc lộ rõ ràng thiên hướng về văn học và xã hội ngay từ những năm học cấp một. Triết lý sống, lẽ sống và nhân cách của ông đã được mẹ truyền dạy sâu sắc qua 8 câu thơ lục bát. Những câu thơ này luôn văng vẳng bên tai ông, trở thành ngọn đuốc soi sáng mỗi bước trên hành trình cuộc đời.

Xin phép được chia sẻ cùng quý vị:

“Làm trai quyết trí tu thân

Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo

Khi nên trời độ duyên cho

Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào

Trời sinh trời chẳng phụ nào

Phong vân đã nổi anh hào ra tay

Trí khôn quyết để dạ này

Có công mài sắt có ngày nên kim”


“Làm trai quyết trí tu thân” → Nghĩa là:

Rèn luyện phẩm hạnh: Cải thiện và phát triển đạo đức cá nhân.

Xây dựng nhân cách: Củng cố và trưởng thành về mặt tâm lý, tư tưởng và đạo đức.

Đạt mục tiêu cao cả: Chuẩn bị để sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực cho xã hội.

Người mẹ của chúng ta thật vĩ đại!

“Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo” khuyên rằng công danh, hay sự thành đạt và danh tiếng, không nên là mục tiêu vội vã. Công danh có thể dẫn đến những rủi ro nếu ta chưa hoàn thiện bản thân. Đầu tiên, hãy chú trọng vào việc rèn luyện phẩm hạnh và phát triển nhân cách, bởi việc theo đuổi công danh khi chưa trưởng thành có thể gây hại cho chính mình.

“Nợ nần chớ lo” cũng cần được hiểu đúng. Đây không chỉ là nợ tài chính mà còn là nợ công dưỡng dục, ân nghĩa, và tình cảm từ cha mẹ, thầy cô, gia đình, và quê hương. Những khoản nợ này, bao gồm cả sự quan tâm và đùm bọc, không thể trả ngay lập tức. Thay vào đó, hãy nâng cao nhận thức nội tâm và bổ sung trí tuệ để đối diện với quá khứ, thực tại, tương lai một cách bình tĩnh, sáng suốt, chân thành, chân thật, đích đáng. Trở thành người có giá trị văn hóa và nhân cách là cách tốt nhất để đáp ứng những nợ nần này một cách xứng đáng.

“Khi nên trời độ duyên cho” Khi ta tu dưỡng và rèn luyện bản thân, ta sẽ nhận ra con đường đúng đắn và hướng đi có ý nghĩa, không chỉ vì mình mà còn vì người khác và cộng đồng. Khi đó, ông Trời sẽ ‘độ duyên cho’ – tức là những nguồn lực lớn sẽ hội tụ để giúp ta đạt được thành quả. Chứ chỉ bằng sức mọn và tài hèn của riêng mình, thành công khó lòng đạt được.

“Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào” chính là biểu hiện thành quả của quá trình “Làm trai quyết chí tu thân, công danh chớ vội, nợ chớ lo, khi nên trời độ duyên cho”. Đây chính là bậc anh hào, hàm quân tử, người anh hùng… có giá trị cống hiến, phụng sự đối với gia đình và xã hội, một nét đẹp văn hóa lớn đáng trân trọng.

“Trời sinh trời chẳng phụ nào” như một khẳng định chắc chắn, thuận theo thiên ý. Con hãy cứ mạnh mẽ lên, cứ chân thật đi, cứ tốt lên, cứ đúng đi, cứ đáng đi, cứ đàng hoàng đi, cứ vượt bậc đi… thì thành người sẽ hiển lộ, phú quý sẽ đong đầy, vinh hoa bái tổ… lúc này là con đã trả được nợ rồi đấy thôi.

“Phong vân đã nổi, anh hào ra tay.” Đây chính là dấu hiệu của thời cơ đến, nhân duyên đã hội tụ tạo ra khối năng lượng cao quý và thiện lành. Khi mọi yếu tố đã sẵn sàng, hàm quân tử phải nhận diện rõ ràng và hành động quyết liệt để mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Đây chính là kết quả của việc “làm trai quyết trí tu thân”.

“Trí khôn quyết để dạ này” khi thành rồi thì luôn khiêm nhường, khiêm tốn, chớ vội khoe khoang, đừng tự cao tự đại nhưng nhớ phải giữ vững sự tự tôn.

“Có công mài sắt có ngày nên kim” thấy được đường xa, biết được họa gần, cần mẫn và chắt chiu ắt viên thành quả mãn.

Những năm 1971, cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, như bao người con quả cảm khác, ông đã lên đường nhập ngũ tiến thẳng vào chiến trường chảo lửa Quảng Trị. Sau đó một vài tháng, ông được điều động sang chiến trường Trung Lào. Tại đây ông được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng chỉ sau đó một năm, ông lại được điều động về học tại Trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây và cũng chỉ sau một năm ông tốt nghiệp chuyên ngành Binh chủng Hợp thành trở thành một sỹ quan tác chiến xuất sắc sau này.

Cuối năm 1973, đầu năm 1974, ông là sĩ quan huấn luyện tân binh cho chiến trường miền Nam.

Hòa bình lập lại, năm 1976 ông được điều động về Sư đoàn 316, tham gia vị trí chủ chốt là sĩ quan tham mưu tác chiến toàn Quân đoàn. Nhiệm vụ phòng ngự tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ Lai Châu đến Mường Khương Bát Xát.

Chiến tranh biên giới với Trung Quốc xảy ra năm 1979, bằng tài năng của mình, ông đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng toàn diện của quân và dân ta.

Nhận thấy ông là một người có đủ phẩm chất để đào tạo thành lớp cán bộ kế cận của Quân Đoàn. Tháng 5/1987, ông được cử đi đào tạo cán bộ cao cấp tại Học viện Quân sự Đà Lạt, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn ông đã xin không đi.

Cuối năm 1973, đầu năm 1974, ông là sĩ quan huấn luyện tân binh cho chiến trường miền Nam.

Hòa bình lập lại, năm 1976 ông được điều động về Sư đoàn 316, tham gia vị trí chủ chốt là sĩ quan tham mưu tác chiến toàn Quân đoàn. Nhiệm vụ phòng ngự tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ Lai Châu đến Mường Khương Bát Xát.

Chiến tranh biên giới với Trung Quốc xảy ra năm 1979, bằng tài năng của mình, ông đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng toàn diện của quân và dân ta.

Nhận thấy ông là một người có đủ phẩm chất để đào tạo thành lớp cán bộ kế cận của Quân Đoàn. Tháng 5/1987, ông được cử đi đào tạo cán bộ cao cấp tại Học viện Quân sự Đà Lạt, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn ông đã xin không đi.

Tháng 12/1987, ông được cử sang CHLB Đức làm công nhân xuất khẩu lao động, tại đây ông nhận nhiệm vụ quản lý 50 chiến sĩ bộ đội sang lao động tại nước bạn cùng ông.

Ngày 3/10/1990, bức tường Berlin sụp đổ, với sự nhạy bén của một sỹ quan tác chiến ông đã nhận diện ra thời cơ phát triển làm kinh tế tại nước bạn đã đến, ông quyết định ở lại nước bạn để tiếp tục tìm kế sinh nhai. Sau thời điểm này một thời gian ngắn ông đã thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ông là người đưa xe oto IFA và máy cơ khí công cụ cũ đầu tiên của Đức về Việt Nam. Từ đây, bản lĩnh một doanh nhân đã được khẳng định bởi kết quả mà ông mang lại cho bản thân, gia đình, cộng sự và ngành vận chuyển cơ giới của Việt Nam lúc bấy giờ là rất đáng kể.


Cách đây hơn 10 năm, ông may mắn bén duyên với giáo lý của Đức Phật, đã giúp ông ngộ ra nhiều giá trị cao quý, chất liệu ấy đã nhân lên bội phần con người cao đẹp trong ông càng rõ ràng hơn.

  • “Xin nguyện học phép quán chiếu
  • Tập nhìn tập hiểu thật sâu
  • Thấy được tự tánh các pháp
  • Thoát ngoài sinh tử trần lao
  • Nguyện học nói lời ái ngữ
  • Thương yêu, chăm sóc sớm chiều
  • Đem nguồn vui tới mọi nẻo
  • Giúp người vơi nỗi sầu đau”
  • (Trích trong bài Sám Nguyện của Thầy Thích Nhất Hạnh)